Bán hàng truyền thống thông qua các trung gian có thể khiến doanh nghiệp sản xuất gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc giảm chi phí, tiếp cận khách hàng và tạo mối quan hệ với khách hàng. Do đó, để cải thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng tiếp cận xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã dần chuyển qua mô hình kinh doanh M2C để tiếp cận trực tiếp với khách hàng, bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Vậy M2C là gì? Tại sao doanh nghiệp sản xuất nên áp dụng mô hình này? Những lợi ích mà doanh nghiệp sản xuất nhận được khi áp dụng M2C.
Mô hình M2C là gì?
Mô hình kinh doanh M2C là viết tắt của Manufacturing-to-Consumer, là một phương pháp sản xuất và phân phối hàng hóa trực tiếp từ nhà máy đến khách hàng cuối cùng mà không thông qua bất kỳ trung gian nào.
Trong mô hình này, sản phẩm được sản xuất và đóng gói tại nhà máy hoặc trung tâm phân phối và được gửi trực tiếp đến khách hàng. Khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến hoặc thông qua các kênh bán hàng khác để nhận hàng tại địa chỉ mong muốn. Mô hình này được sử dụng chủ yếu trong các ngành sản xuất và bán lẻ.
Khác nhau giữa mô hình bán hàng truyền thống và mô hình M2C
Với bán hàng truyền thống, doanh nghiệp sản xuất phải trải qua nhiều quy trình tư khâu sản xuất, phân phối đến các đối tác trung gian cho đến khâu vận chuyển đến tay người tiêu dùng, như vậy sẽ phải tốn nhiều thời gian và chi phí thì sản phẩm mới đến tay khách hàng.
Còn với mô hình M2C, Doanh nghiệp chỉ cần sản xuất và sau đó bán hàng trực tiếp đến khách hàng tiêu dùng cuối cùng.
Những lợi ích mà doanh nghiệp sản xuất áp dụng mô hình M2C
- Tiếp cận trực tiếp với khách hàng: việc đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng sẽ giúp Doanh nghiệp hiểu khách hàng hơn, nhận phản hồi khách hàng về sản phẩm nhanh hơn, từ đó doanh nghiệp cải tiến sản phẩm nhanh hơn.
- Tăng tính cạnh tranh: Áp dụng mô hình Manufacturing to Consumer doanh nghiệp dễ dàng cạnh tranh với thị trường bán lẻ bằng cách đưa ra những sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng mà giá cả hợp lý.
- Giảm chi phí: với việc bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng, M2C sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian khi làm việc với đối tác trung gian, tiết kiệm được chi phí vận chuyển, phân phối trung gian
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: chính việc bán trực tiếp sản phẩm đến khách hàng doanh nghiệp nhận được những đánh giá phản hồi của khách hàng và đưa ra những chính sách ưu đãi cho khách hàng
- Đổi mới sáng tạo sản phẩm: bằng cách cận trực tiếp với khách hàng đầu cuối, doanh nghiệp sẽ hiểu khách hàng, nắm bắt kịp thị hiếu tiêu dùng của khách hàng từ đó đưa ra những sản phẩm mang tính sáng tạo và cá nhân hóa
Làm thế nào để Doanh nghiệp sản xuất tiếp cận với người tiêu dùng từ mô hình M2C?
- Nghiên cứu thị trường: Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng cuối cùng. Việc này giúp doanh nghiệp xác định được sản phẩm nào nên sản xuất và phân phối trực tiếp cho khách hàng.
- Xây dựng kênh tiếp cận khách hàng: Sau khi đã xác định được sản phẩm và khách hàng, doanh nghiệp cần xây dựng kênh tiếp cận khách hàng trực tiếp. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tạo ra một trang web bán hàng trực tuyến, hoặc thông qua các nền tảng thương mại điện tử,…
- Tăng cường quản lý quy trình sản xuất và phân phối: Khi tiếp cận mô hình M2C, doanh nghiệp sản xuất cần tăng cường quản lý quy trình sản xuất và phân phối để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa chi phí.
- Đẩy mạnh tiếp thị và quảng cáo: Doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiếp thị và quảng cáo để giới thiệu sản phẩm và thu hút khách hàng. Việc này có thể được thực hiện thông qua các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội hoặc các chương trình khuyến mãi.
- Tăng cường dịch vụ khách hàng: Để tạo ra sự khác biệt và tăng tính khách hàng trung thành, doanh nghiệp cần tăng cường dịch vụ khách hàng. Việc này bao gồm hỗ trợ khách hàng, giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm, cung cấp thông tin sản phẩm và hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
Với thông điệp Go Digi – Go Online – Go Global. DigiEcom được phát triển với mục đích giúp Doanh nghiệp tận dụng công cụ, giải pháp và các nền tảng thương mại số để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên mô hình M2C. Bằng việc tích hợp đầy đủ các tính năng bán hàng, quản trị và chăm sóc khách hàng. Digitech Solutions, đã sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc thực hiện Chuyển đổi số trong bán hàng và quản trị hành trình khách hàng trên nền tảng Thương mại điện tử. Với sự kết hợp của tinh thần sáng tạo và công nghệ tiên tiến, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một giải pháp hoàn chỉnh và tùy chỉnh, phù hợp với nhu cầu riêng của doanh nghiệp của bạn.
Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục thế giới số! Với Digitech Solutions, bạn sẽ không chỉ xây dựng được một hệ thống bán hàng thương mại điện tử mạnh mẽ, mà còn có khả năng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình trên toàn cầu.
>> Xem thêm Mô hình F2C
>>Tham gia group Cộng đồng Chuyển đổi số để cập nhật tin tức, sự kiện về Chuyển đổi số nhanh nhất tại đây
HÃY ĐÁNH GIÁ 5 SAO NẾU BẠN THẤY BÀI ĐỌC HỮU ÍCH
Xếp hạng trung bìnhh 4 / 5. Phiếu bầu 4
Author