Chuyển đổi số News

Trì hoãn Chuyển đổi số có thể khiến Doanh nghiệp gặp rủi ro

Rủi ro nếu Doanh nghiệp trì hoãn chuyển đổi số

Báo cáo Chỉ số Kết nối Toàn cầu (GCI 2020) của Huawei cho biết, Việt Nam hiện đứng thứ 55 về chuyển đổi số với 41 điểm. Qua đó, từ nhóm nước khởi động (starters), Việt Nam đã vươn lên có mặt trong nhóm nước đang triển khai (adopters) số hóa. Do đó, Doanh nghiệp càng đẩy nhanh Chuyển đổi số sẽ càng có lợi thế cạnh tranh.

>> Việt Nam thăng hạng về Chuyển đổi số của thế giới

Mới đây, một chuyên gia kinh tế trường Đại học Remix cảnh cáo rằng giữa những biến động của phức tạp của đại dịch covid19. Nếu doanh nghiệp thực hiện Chuyển đổi số chậm có thể sẽ gặp rủi ro và bị đào thải khỏi thị trường trong tương lai.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm nhóm bộ môn Quản trị thuộc Khoa Kinh doanh và Quản trị đồng thời là Chủ nhiệm nghiên cứu về quản trị chuyển đổi thông minh tại Đại học RMIT, cho rằng đại dịch có thể buộc doanh nghiệp Việt Nam phải suy nghĩ lại và nhanh chóng áp dụng công nghệ kỹ thuật số để thăng hoa trong tương lai.

2 hình thức phổ biến để Doanh nghiệp thực hiện Chuyển đổi số

Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung cho hay, Chuyển đổi số trong doanh nghiệp thường diễn ra theo hai hình thức chính gồm ứng dụng công nghệ số vào mô hình kinh doanh hiện tại (chẳng hạn để tăng trải nghiệm khách hàng từ khâu ra quyết định mua hàng cho đến hậu mãi), hoặc thay đổi hoàn toàn mô hình hoạt động và cấu trúc (ví dụ như thay đổi mô hình doanh thu dựa trên công nghệ số mới và dữ liệu lớn).

Mặc dù chuyển đổi số đã có mặt hơn 10 năm, phần lớn chuyển đổi số ở doanh nghiệp trong nước và quốc tế đều dựa trên các giải pháp tình huống. Nghiên cứu mới đây của RMIT hợp tác cùng thực hiện với KPMG cho thấy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân lớn đang chuyển đổi số tốt, tuy nhiên, xét về năng lực và quản trị, cả nhóm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn sơ khởi trên hành trình này.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ảnh hưởng của Covid19 đã khiến cả doanh nghiệp nhỏ và lớn đều đang thiệt hại nặng nề vì cung và cầu đều giảm, nên cả hai loại hình doanh nghiệp này đều vấp phải những thách thức tương tự nhau nhưng quy mô ảnh hưởng có thể khác nhau ở những mảng khác nhau. Trong khi nhiều doanh nghiệp lớn có thể có nguồn lực để thích ứng và định hướng nhanh hơn, họ đang phải ứng phó với bộ máy hành chính cồng kềnh khiến việc triển khai thường chậm chạp hơn. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể triển khai nhanh hơn vì họ có quy mô nhỏ hơn.

Ngay cả trước đại dịch, hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng đã đối mặt với nhiều khó khăn do khả năng quản trị doanh nghiệp kém, cạnh tranh cao, năng lực sáng tạo còn thấp, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn và chi phí vận hành doanh nghiệp cao. Vì vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp tục gặp nhiều thách thức, không chỉ hiện tại mà còn trong tương lai, nếu cả doanh nghiệp và chính phủ không có những giải pháp phù hợp.

Doanh nghiệp nên bắt đầu Chuyển đổi số từ đâu?

Trong bối cảnh hiện nay thì Chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một thách thức lớn hết sức khó khăn. Nhiều doanh nghiệp sẽ không biết bắt đầu từ đâu, nên thực hiện các bước như “Số hoá”; “Quy trình số hoá”; “Chuyển đổi số từng lĩnh vực” hay Chuyển đổi hoàn toàn thành Doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng số”.. Do đó, việc cân nhắc các lựa chọn phương thức chuyển đổi số cũng hết sức quan trọng.

Dưới đây là một số gợi ý cho Doanh nghiệp bước đầu thực hiện Chuyển đổi số

Đầu tiên, để đảm bảo chuyển đổi số đi đúng hướng thì Doanh nghiệp cần hiểu chuyển đổi số là gì? Tại sao phải chuyển đổi số. Nhiều bài học cho thấy những gì giúp doanh nghiệp thành công tại thời điểm này có thể sẽ không còn hiệu quả trong tương lai; Cổ suý tinh thần đổi mới sáng tạo; Xây dựng năng lực chuyển đổi số trong các hoạt động như quản trị doanh nghiệp, chiến lược số hóa, văn hóa doanh nghiệp, công nghệ và bảo mật, phân tích dữ liệu và nhân viên kỹ thuật; Hiểu rõ ai sẽ tham gia vào quá trình này. Ví dụ, không nên giao đứt cho một bộ phận phụ trách, mà cần quản lý toàn bộ dự án theo hướng tiếp cận từ trên xuống; Cân nhắc mô hình kinh doanh hiện tại theo lăng kính công nghệ, kỹ thuật số và thu thập dữ liệu. Ví dụ, đánh giá hành trình khách hàng hiện có và từ đó tìm cách ứng dụng công nghệ số để cải thiện trải nghiệm khách hàng; Ưu tiên hiệu chỉnh văn hóa doanh nghiệp, tầm nhìn công ty, quản trị rủi ro, xác lập mục tiêu, an ninh dữ liệu và nhân lực số.

Vì thế Hãy Chuyển đổi số ngay hôm nay nếu không muốn bị đào thải trong tương lai.

Theo: mic.gov.vn

HÃY ĐÁNH GIÁ 5 SAO NẾU BẠN THẤY BÀI ĐỌC HỮU ÍCH

Xếp hạng trung bìnhh 0 / 5. Phiếu bầu 0

Author

Trang Nguyễn

Leave a comment

error: Content is protected !!