AI

Những Trở Ngại Khi Ứng Dụng AI Trong Doanh Nghiệp

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, khi cân nhắc áp dụng AI vào kinh doanh, không ít doanh nghiệp phải đối mặt với những câu hỏi và trở ngại lớn. Dưới đây là những vấn đề phổ biến mà chúng tôi đã tổng hợp từ các học viên trong khóa học “Ứng dụng AI trong Kinh doanh” do Chuyên gia Hoàng Văn Tam đào tạo.

1. Lo ngại về Dữ liệu và quyền riêng tư

Bảo mật thông tin luôn là mối quan tâm hàng đầu. Nhiều doanh nghiệp lo ngại rằng việc áp dụng AI có thể gây rủi ro mất kiểm soát dữ liệu, đặc biệt khi dữ liệu được xử lý bởi bên thứ ba. Đây không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn ảnh hưởng lớn đến lòng tin của Khách hàng.

Doanh nghiệp cần làm việc với các nhà cung cấp AI đáng tin cậy, cam kết minh bạch trong việc quản lý dữ liệu và tuân thủ các quy định bảo mật như GDPR, PDPA hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác. Hơn nữa, đầu tư vào hệ thống AI nội bộ có thể là lựa chọn an toàn hơn.

(Hình ảnh học viên làm bài tập trên lớp)

2. Chi phí đầu tư vào AI liệu có mang lại hiệu quả

Một số doanh nghiệp cảm thấy chi phí triển khai AI quá cao, đặc biệt là với những Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ mong muốn tìm được giải pháp AI với chi phí hợp lý, mang lại hiệu quả rõ rệt.

(Tối ưu hoá hoạt động Marketing)

Thay vì áp dụng AI trên diện rộng, doanh nghiệp nên bắt đầu từ những ứng dụng AI nhỏ, dễ dàng đo lường hiệu quả như chatbot chăm sóc khách hàng có thể giúp nhân viên tiết kiệm thời gian trả lời câu hỏi lặp đi lặp lại, cho phép họ tập trung vào những công việc quan trọng và mang tính chiến lược hơn. Sau khi thấy được lợi ích cụ thể, việc mở rộng sẽ trở nên dễ dàng và hợp lý hơn.

3. Không biết bắt đầu từ đâu với AI

Mặc dù đã tham gia nhiều khóa học, không ít doanh nghiệp vẫn cảm thấy bối rối trước lượng thông tin rộng lớn về AI. Câu hỏi “Bắt đầu từ đâu?” khiến nhiều người loay hoay, lãng phí thời gian và tài nguyên mà không đạt được hiệu quả như mong muốn. Hầu hết các học viên đều đồng tình ý kiến là nên bắt đầu từ việc đi học trước. Tốt hơn nữa nếu tìm được một chuyên gia tư vấn hỗ trợ.

(Học viên chia sẽ khó khăn khi ứng dụng AI)

Để gỡ rối vấn đề này, doanh nghiệp cần một lộ trình học tập bài bản và sát với thực tiễn. Tại Digitech Solutions có các khóa học về AI được thiết kế tối ưu, giúp học viên tiếp cận AI từ nền tảng cơ bản đến ứng dụng thực tế. Học viên sẽ được hướng dẫn rõ ràng từng bước, giúp việc học trở nên dễ dàng và định hướng rõ ràng hơn.

(Hình ảnh học viên làm bài tập trên lớp)

4. Làm sao để đầu tư đúng trọng tâm vào AI phù hợp với Doanh nghiệp

Với quá nhiều công nghệ và ứng dụng AI trên thị trường, việc lựa chọn sai trọng tâm không chỉ gây lãng phí mà còn làm chậm tiến độ phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư vào lĩnh vực không phù hợp có thể khiến doanh nghiệp mất phương hướng và đánh mất lợi thế cạnh tranh.

(Hình ảnh học viên tham gia khóa học)

Doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu và mục tiêu của mình trước khi đầu tư. Chuyên gia Hoàng Văn Tam sẽ tư vấn và giúp bạn phân tích, chọn ra những giải pháp AI tối ưu nhất cho từng lĩnh vực như bán hàng, marketing, hay quản lý vận hành.

5. Góc nhìn từ Nhà quản trị đến nhân viên

Nhà quản trị có thể băn khoăn về hiệu quả đầu tư, trong khi nhân viên thường lo ngại rằng AI quá phức tạp hoặc sẽ thay thế công việc của họ. Những rào cản này khiến việc triển khai AI gặp nhiều khó khăn, thậm chí làm giảm hiệu quả sử dụng.

Để Nhà quản trị và nhân viên hiểu và chấp nhận AI, doanh nghiệp cần tổ chức các buổi hội thảo hoặc đào tạo chuyên biệt, tập trung vào các ứng dụng thiết thực, dễ tiếp cận. Hãy minh họa rõ ràng những lợi ích mà AI mang lại, không chỉ với tổ chức mà còn với cá nhân từng nhân viên.

(Giảng viên trình bày trong buổi học)

6. Kỳ vọng không thực tế

Doanh nghiệp kỳ vọng AI giải quyết mọi vấn đề ngay lập tức:

    • AI không phải là giải pháp “một bước thành công”.
    • Một số ứng dụng AI cần thời gian học hỏi và tinh chỉnh để đạt hiệu quả.

7. Thiếu dữ liệu chất lượng

AI phụ thuộc vào dữ liệu để hoạt động hiệu quả. Những vấn đề thường gặp với dữ liệu bao gồm:

    • Dữ liệu không đầy đủ, không đồng nhất hoặc không đáng tin cậy.
    • Dữ liệu không được tổ chức hoặc lưu trữ theo cách có thể sử dụng ngay.
    • Chi phí thu thập và làm sạch dữ liệu cao.

8. Khả năng tích hợp với hệ thống hiện tại

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tích hợp AI vào các hệ thống hiện có do:

    • Hệ thống cũ (legacy systems) thiếu khả năng tương thích.
    • Thiếu tài liệu và chuẩn giao tiếp giữa các hệ thống.
    • Đòi hỏi thời gian và nguồn lực để xây dựng cầu nối.

9. Thách thức pháp lý và đạo đức

Quy định và luật pháp liên quan đến AI vẫn đang hoàn thiện:

    • Một số ứng dụng AI có thể vi phạm quy định nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
    • Các vấn đề đạo đức liên quan đến quyền riêng tư và tự động hóa.

Giải pháp khắc phục:

    • Bắt đầu từ các dự án nhỏ, có tác động lớn để giảm rủi ro.
    • Tận dụng các dịch vụ AI dưới dạng SaaS (Software-as-a-Service) để tiết kiệm chi phí.
    • Xây dựng đội ngũ chuyên trách về AI hoặc hợp tác với các đơn vị chuyên nghiệp.
    • Đảm bảo dữ liệu được chuẩn hóa và xây dựng văn hóa tổ chức sẵn sàng cho công nghệ mới.

Việc áp dụng AI trong kinh doanh là một hành trình cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược đúng đắn. Nếu doanh nghiệp của bạn đang đối mặt với những trở ngại tương tự, hãy để Digitech Solutions đồng hành. Với các khóa học và giải pháp AI chuyên sâu, chúng tôi cam kết mang lại giá trị thực tiễn, giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

📣 Đăng ký ngay hôm nay để nhận tư vấn miễn phí và lộ trình AI phù hợp nhất!

📞 Hotline/Zalo: 0973175839
📧 Email: info@vndigitech.com
🌐 Website: vndigitech.com
💬 ZaloOA: https://zalo.me/1991402377890405322

HÃY ĐÁNH GIÁ 5 SAO NẾU BẠN THẤY BÀI ĐỌC HỮU ÍCH

Xếp hạng trung bìnhh 0 / 5. Phiếu bầu 0

Author

Marketing

error: Content is protected !!